Nhận định, soi kèo Daejeon Hana Citizen vs Ulsan HD FC, 12h00 ngày 23/2: Tiếp tục sa sút
(责任编辑:Thời sự)
Soi kèo góc Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2
Cấp huyện của Hà Nội được ủy quyền định giá khu đất từ 30 tỷ đồng trở lên
Hà Phong
(Dân trí) - UBND TP Hà Nội ủy quyền cho UBND cấp huyện có quyền định giá đất cụ thể đối với khu đất từ 30 tỷ đồng trở lên.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, tính thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân.
Theo đó, UBND cấp huyện sẽ có quyền tính tiền sử dụng đất, đối với phần diện tích đất vượt hạn mức khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân.
Đáng chú ý, phạm vi ủy quyền được thực hiện đối với trường hợp thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) từ 30 tỷ đồng trở lên. Thời hạn ủy quyền kể từ ngày 29/9/2023 đến 30/6/2025.
Hà Nội ủy quyền cho cấp huyện định giá khu đất từ 30 tỷ đồng trở lên (Ảnh minh họa: Hà Phong).
UBND cấp huyện sẽ được thực hiện các quyền và được UBND TP ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật. UBND cấp huyện sẽ phải chịu trách nhiệm trước UBND TP trong phạm vi các quyền và trách nhiệm được ủy quyền.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc hoặc nội dung vượt thẩm quyền, UBND cấp huyện phải kịp thời báo cáo, đề xuất UBND TP Hà Nội xem xét, chỉ đạo theo quy định.
Trong đó, UBND cấp huyện sẽ thực hiện kiện toàn Hội đồng Thẩm định giá đất cụ thể và chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính - Kế hoạch và các phòng, ban có liên quan tổ chức thực hiện rà soát, tham mưu, báo cáo UBND cấp huyện triển khai theo đúng quy định.
UBND cấp huyện có trách nhiệm phối hợp khi thực hiện xác định giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường, tái định cư đối với các dự án được triển khai trên địa bàn nhiều quận, huyện, thị xã và các dự án tại vị trí giáp ranh của các quận, huyện, thị xã.
UBND TP Hà Nội cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan hướng dẫn UBND cấp huyện về quy trình, trình tự và triển khai thực hiện nội dung được ủy quyền theo đúng quy định pháp luật.
Sở Tài nguyên và Môi trường cũng chủ trì theo dõi, kiểm tra, giám sát, tổng hợp các nội dung về ủy quyền cho UBND cấp huyện.
Theo quyết định về việc ủy quyền này, trước ngày 30/3/2025, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ chủ trì cùng các sở, ngành, UBND cấp huyện tổ chức sơ kết đánh giá kết quả công tác ủy quyền. Từ đó, báo cáo UBND TP Hà Nội xem xét việc tiếp tục ủy quyền hoặc phân cấp làm cơ sở tổ chức thực hiện cho thời gian tiếp theo.
" alt="Cấp huyện của Hà Nội được ủy quyền định giá khu đất từ 30 tỷ đồng trở lên" />Cấp huyện của Hà Nội được ủy quyền định giá khu đất từ 30 tỷ đồng trở lênGiá xăng tăng giảm thế nào vào ngày mai?
Ghi Du
(Dân trí) - Giá xăng dầu tại kỳ điều hành ngày 14/3 được dự báo giảm nhẹ theo xu hướng thế giới. Nếu cơ quan quản lý không tác động đến quỹ bình ổn, giá mặt hàng nhiên liệu có thể giảm 10-20 đồng/lít.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo một số doanh nghiệp xăng dầu cho biết trong tuần qua, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore có xu hướng giảm so với kỳ trước. Mức điều chỉnh rất thấp.
Dựa trên diễn biến giá thế giới, các doanh nghiệp dự báo trong kỳ điều hành ngày 14/3, giá xăng E5 RON 92 trong nước có thể giảm 10 đồng/lít, xăng RON 95 có thể giảm 20 đồng/lít. Trong khi đó, dầu diesel được dự báo tăng 110 đồng/lít.
Trường hợp dự báo giảm là chính xác, mặt hàng xăng trong nước sẽ có phiên giảm giá thứ hai liên tiếp và thứ tư tính từ đầu năm. Trong khi đó, nếu liên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính trích quỹ bình ổn, giá xăng có thể giữ nguyên, thậm chí tăng.
Tuần trước, tại phiên điều hành ngày 7/2, liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương quyết định giảm 270 đồng/lít đối với xăng E5 RON 92, xuống còn 22.750 đồng/lít; giảm 340 đồng/lít đối với xăng RON 95, xuống còn 23.920 đồng/lít.
Liên quan đến việc xuất hóa đơn điện tử trong kinh doanh bán lẻ xăng dầu, theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tính đến ngày 26/2, cả nước có 7.542 cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng, dầu đã thực hiện phát hành hóa đơn điện tử đối với từng lần bán hàng theo quy định.
So với thời điểm 1/12/2023, số lượng thực hiện đã tăng thêm 5.849 cửa hàng. Nhiều địa phương có tỷ lệ triển khai đạt cao như Bắc Ninh (100%), Đắk Lắk (97%), Thanh Hóa (95%), Yên Bái (91%), Nam Định (89%), Hà Nội (88%) Hải Dương (88%)…
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, doanh nghiệp cần có thời gian chuẩn bị, tính toán công nghệ, lựa chọn phần mềm, chi phí. Cơ quan thuế cũng cần có thời gian hướng dẫn, triển khai và hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu cần phải bình đẳng, minh bạch với các lĩnh vực khác đã triển khai từ tháng 7/2022 theo Luật Quản lý thuế.
" alt="Giá xăng tăng giảm thế nào vào ngày mai?" />Giá xăng tăng giảm thế nào vào ngày mai?Cuộc trò chuyện cùng Vietnamnet diễn ra trước khi PGS Phan Thị Hà Dương lên đường sang Pháp tham dự "Ngày Toán học đối với sự phát triển" (Maths Day for Development, diễn ra tại UNESCO vào ngày 15/3).
PGS Phan Thị Hà Dương: "Rồi đây, trong sự phát triển và đòi hỏi của khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ càng ngày càng nhận thấy vai trò của Toán học". Ảnh: NVCC “Đứng dưới mặt đất còn chưa vững thì lấy đâu mà bay bổng tưởng tượng?”
Là đại diện duy nhất của Việt Nam và là 1 trong 13 diễn giả tại hội thảo, chị dự định sẽ đề cập tới khía cạnh nào trong phần phát biểu của mình? Vì sao chị chọn nội dung đó?
- Trong khuôn khổ sự kiện, tôi sẽ tham dự phiên bàn tròn về “Tầm quan trọng của toán học trong giáo dục và đào tạo ở bậc phổ thông và ĐH tại các nước đang phát triển”.
Tôi dự định sẽ đề cập đến những thay đổi mới trong Các chương trình Toán học ở nước ta hiện nay: Việc Nhà nước đã đầu tư và phát triển chương trình trọng điểm Toán học mà hạt nhân là Viện NCCC về Toán; Một số chương trình đào tạo ĐH và sau ĐH có liên kết với nước ngoài, trong đó có Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu Toán học UNESCO; Việc chúng ta đang cố gắng xây dựng các chương trình Toán học ứng dụng kết hợp Viện, trường và doanh nghiệp; Hệ thống đào tạo Toán học khuyến khích các năng khiếu toán ở phổ thông và ĐH; Và một điểm mới gần đây là việc xây dựng một chương trình giáo dục Toán phổ thông mới mà trọng điểm sẽ là bộ SGK mới.
Theo tôi, một số điểm là nét đặc thù của nền giáo dục Toán ở Việt Nam và một số điểm là những điều đổi mới đang được quan tâm và đòi hỏi nhiều nỗ lực. Tôi hy vọng điều đó cũng lý giải được một thực tế vẫn hay khiến các bạn quốc tế ngạc nhiên - đó là Việt Nam là nước có nền kinh tế chưa mạnh nhưng lại có nền Toán học phát triển khá bền vững và có nhiều thành tựu đứng đầu khu vực và cũng có những chuyên ngành so sánh bình đẳng được với thế giới.
Học sinh tham gia các hoạt động trong Ngày hội Toán học mở 2018 với chủ đề “Toán học giải mã thế giới hỗn độn”. Ảnh: Thanh Hùng Không ít "cái máy giải toán giỏi" ở bậc phổ thông, khi lên đến ĐH hoặc cao hơn nữa lại bị thui chột dần, thậm chí biến mất. Nguyên nhân theo chị là do đâu?
-Thế nào là thui chột và biến mất? Là họ đã không trở thành các nhà toán học lỗi lạc ư? Có nhất thiết?
Nếu những cô cậu ấy theo học các ngành học khác, trở thành những nhà vật lý, hóa học, những bác sĩ, thậm chí nhà văn giỏi thì càng cho thấy và trên thực tế đã cho thấy toán học quả thực đã góp phần tạo nên những người có tư duy sâu sắc, có óc phản biện, có đóng góp cho xã hội.
Hội thảo lần này có sự hiện diện của một tên tuổi lớn: Cédric Villani, chủ nhân giải Fields Medal (cùng năm với GS Ngô Bảo Châu – P.V), ông từng nói: "Các nhà toán học cần có trí tưởng tượng". Chị có tán đồng câu nói đó?
- Tất nhiên rồi. Toán học đòi hỏi sự sáng tạo, mà có sự sáng tạo nào lại không cần trí tưởng tượng.
Trong khi đó, ở ta, đại đa số vẫn mặc định rằng toán học là một lĩnh vực hết sức khô khan, một môn học "khó nhằn". Phải chăng cách dạy và truyền cảm hứng của chúng ta... "nghèo tưởng tượng" quá nên đã ít nhiều bóp chết đam mê và sáng tạo?
-Trí tưởng tượng chỉ có thể khoáng đạt và hướng tới cái đẹp khi nó xuất phát từ sự thật. Nếu như không hiểu bản chất và xuất phát thực tế của các vấn đề toán học thì khó lòng có thể phát huy trí tưởng tượng, hay nói giản dị hơn là khó lòng yêu thích, thấy gần gũi và làm chủ được kiến thức.
Nhiều học sinh không thích môn toán, một phần lớn là do giáo dục toán phổ thông đại trà của ta. Bản thân toán phổ thông không quá khó, những vấn đề trừu tượng có thể được hiểu thông qua các ví dụ cụ thể và các thực hành trải nghiệm.
SGK và cách dạy hiện nay của ta làm cho học sinh chỉ có thể cố nắm bắt những khái niệm trừu tượng và không rõ xuất xứ. Sự hiểu biết lơ mơ sẽ làm các em tự ti, mông lung, đứng dưới mặt đất còn chưa vững thì lấy đâu mà bay bổng tưởng tượng.
“Cần phải có nhiều bộ SGK"
Vậy làm thế nào để giúp tháo bỏ tâm lý "sợ toán" ở nhiều bạn học sinh (đặc biệt là bậc THCS) ở ta hiện nay? Nguyên nhân của nỗi sợ này theo chị là từ đâu: Chương trình quá khó? Giáo trình lạc hậu? Phương pháp dạy chưa lôi cuốn, hiệu quả?...
- Hãy dạy các em thật cụ thể, nên bắt đầu bằng một ví dụ thực tế, trước khi đi đến khái niệm toán học. Như khi muốn nói về hàm bậc hai, có thể nói việc xem xét diện tích một sân bóng khi biết chu vi; khi muốn nói đến những bài toán tổ hợp, có thể nói đến việc chơi bài, việc đếm ghế trong nhà hát... Hãy cố gắng giải thích, dẫn dắt từng bước và cho thấy vì sao đi đến một cách giải, chứ không phải viết một lời giải gọn ghẽ và gây ngạc nhiên không biết vì sao tìm ra được nó.
Ngoài ra, việc thi cử quá nặng, và gần đây lại còn thi trắc nghiệm với tốc độ trung bình 2 phút một câu hỏi (nhiều câu khó) trong kỳ thi THPT sẽ dễ tạo tâm lý học để thi, học mẹo mực và không cần nắm rõ bản chất...
Nên có thêm nhiều các hoạt động như Ngày hội Toán học mở (đã được Viện NCCC về Toán tổ chức rất thành công ở cả 3 miền), về lâu dài nên xây dựng Cung khoa học như các nước để trẻ em có thể đến chơi và học toán và khoa học.
Ở nước ngoài, học sinh VN thường được khen là giỏi toán hơn các nước. Còn trong nước thì chỉ có được một thiểu số nhỏ giải toán xuất sắc, và phần đông... khiếp đảm môn toán. Vậy phải chăng, hơn thua vẫn là phương pháp?
- Đúng là nhiều học sinh du học của ta, nhất là các bạn có học bổng, thường học toán giỏi so với mặt bằng chung của SV nước ngoài. Nhưng đó chỉ là một số ít học sinh và không thể đại diện cho học sinh đại trà của chúng ta được.
Điều thứ hai, các bạn giỏi toán ấy đã bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian để học và học. Nếu cùng một công sức ấy bỏ ra, mà được học một cách khoáng đạt hơn, gần gũi bản chất hơn, thì có thể các bạn ấy còn giỏi hơn nữa và sẽ yêu thích toán hơn nữa, nhìn thấy nhiều vẻ đẹp của toán hơn chỉ là khoái chí giải mấy bài hóc hiểm.
Giải quyết những "hỗn độn" bằng toán. Ảnh: Thanh Hùng Từng nhiều năm nghiên cứu khoa học tại Pháp, chị nhận thấy SGK, cũng như phương pháp dạy môn Toán ở ta có gì khác biệt? Và cần "vá lỗi" ở điểm nào?
- Đây là một vấn đề tôi rất quan tâm. Cần phải có một cách viết SGK mới, gần gũi và hướng tới năng lực của học sinh hơn. Chính vì thế tôi đã đọc khá kỹ Chương trình giáo dục phổ thông (gọi tắt là Chương trình) mới về môn Toán và đã tham khảo SGK của một số nước châu Á, châu Âu và Mỹ.
Việc hoàn thiện một chương trình mới về Toán như vừa qua theo tôi là một công việc đòi hỏi rất nhiều công sức tìm hiểu, đối chiếu, tham khảo. Chương trình mới sẽ làm thay đổi bản chất cách chúng ta nhìn nhận về bộ SGK.
Tôi đánh giá rất cao chương trình mới này. Thứ nhất, nội dung môn học không chỉ để cung cấp kiến thức, để nhớ máy móc nữa; mà nó hướng đến việc giới thiệu xuất phát điểm của bài toán, ý nghĩa thực tế của các khái niệm và cách suy nghĩ để tìm ra lời giải. Hơn nữa chương trình đã đưa mảng kiến thức về Xác suất và Thống kê, những ngành học quan trọng trong thời đại khoa học công nghệ ngày nay. Thứ hai là hình thức truyền tải sẽ gần gũi hơn, với các ví dụ, vấn đề trong cuộc sống, trong công nghiệp hay kinh tế cần được mô hình hóa bằng các khái niệm toán học; các trải nghiệm thực hành và hoạt động nhóm. Thứ ba, SGK sẽ không phải là tôn chỉ mà giáo viên bám sát, nó sẽ được sử dụng như sách tham khảo. Sách viết càng dễ hiểu, càng có nhiều hướng dẫn cụ thể, càng gần gũi với giáo viên và học sinh thì sẽ càng được tham khảo nhiều.
Chính vì vậy, cần phải có nhiều bộ SGK, vừa là tạo điều kiện để người dùng có thể lựa chọn tham khảo, vừa là động lực thúc đẩy các tác giả cố gắng hết sức để sách được người đọc đánh giá cao.
Cùng với đó, các giáo viên cũng phải tự cảm thấy cần thiết thay đổi cách dạy khô khan trước đây. Và cuối cùng, Nhà nước cũng cần tạo điều kiện tốt để giáo viên có thể thực thi được chương trình mới (giáo viên được có điều kiện thời gian để sáng tạo và chuẩn bị bài giảng tốt, lớp học không quá đông để triển khai các thực nghiệm...).
"Đã có khi sau một buổi dạy học, tôi chợt nhận ra rằng món quà tuyệt vời nhất mà Thượng đế ban tặng cho con người chính là lời nói". Ảnh: NVCC Có một thực tế là trong khi phần lớn học sinh chuyên Văn đều sợ Toán thì không ít học sinh chuyên Toán lại giỏi Văn, thậm chí yêu thích văn thơ (mà chị có lẽ là một ví dụ điển hình). Toán học đã đưa đến "liều vitamin" nào, theo chị?
- Để có thể cảm nhận một kết quả toán học cao cấp, cần phải được trang bị một số kiến thức toán mà nếu không làm trong ngành thì cũng không nhất thiết phải có.
Còn văn học gắn với cuộc sống, ai cũng có thể cảm nhận được, tùy theo từng người mà sự cảm nhận sẽ khác nhau. Văn học đẹp thế làm sao không yêu cho được? Tất nhiên những người làm toán thường hay tư duy, hay tưởng tượng thì việc họ muốn đắm mình vào những tưởng tượng của văn thơ sẽ làm họ rất thích thú.
Tuy nhiên, mỗi khi nghe các nhà văn khen những người làm toán giỏi văn, tôi đều cảm nhận trong đó một chút lòng ưu ái nuông chiều. Từ việc có khả năng viết một ghi chú có ý nghĩa, một cảm nhận tinh tế đến việc viết một truyện ngắn hay xa hơn viết một cuốn tiểu thuyết là một khoảng không mênh mông. Để trở thành một nhà văn thực sự không thể amateur được.
Vừa lọt top “50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019” - theo Forbes, chị nghĩ sao về "sứ mệnh" truyền cảm hứng tới học trò, cộng sự và các con của mình, về tình yêu dành cho Toán học?
- Việc có tên trong danh sách này tất nhiên làm tôi thấy vui, nhưng không vì thế mà tôi đặt cho mình thêm nhiệm vụ gì đâu!
Độc lập với điều đó thì việc dạy học luôn là niềm vui của tôi. Mỗi khi bước vào lớp, tôi thường quên hết mọi lo nghĩ khác, chỉ còn bài giảng và học trò. Đã có khi sau một buổi dạy học, tôi chợt nhận ra rằng món quà tuyệt vời nhất mà Thượng đế ban tặng cho con người chính là lời nói: Được nói về những điều mình thích thú và say mê là một niềm hạnh phúc.
PGS Phan Thị Hà Dương hiện công tác tại Viện Toán học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chị tốt nghiệp Tiến sỹ năm 26 tuổi và ngay sau đó trúng tuyển vị trí Maitre de Conferences của trường ĐH Paris 7. Sau 6 năm giảng dạy và nghiên cứu tại Pháp, chị quyết định cùng chồng là anh Lê Minh Hà (hiện là Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu cấp cao về Toán) về nước, chuyên tâm về công tác dẫn dắt nghiên cứu và đào tạo.
Xin cảm ơn chị!
Thư Quỳnh (thực hiện)
------------
* Ngày Toán học tổ chức tại UNESCO dưới dự tài trợ của Viện Hàn lâm khoa học Pháp.
" alt="PGS Phan Thị Hà Dương: 'Trí tưởng tượng chỉ có thể khoáng đạt khi xuất phát từ sự thật”" />PGS Phan Thị Hà Dương: 'Trí tưởng tượng chỉ có thể khoáng đạt khi xuất phát từ sự thật”Nhận định, soi kèo Le Havre vs Toulouse, 23h15 ngày 23/2: Sân nhà mất thiêng
- Nhận định, soi kèo Everton vs MU, 19h30 ngày 22/2: Dễ tổn thương
- "Trận địa bẫy cọc" trên sông Rác: Vì sao chưa thể xử lý?
- Khảo sát: Bà Harris đang dẫn trước ông Trump
- Tổng thống Putin sẵn sàng đàm phán về xung đột Ukraine sau bầu cử Mỹ?
- Nhận định, soi kèo Leipzig vs Heidenheim, 21h30 ngày 23/2: Chiến thắng thứ 5
- Tổng thống Putin sẵn sàng đàm phán về xung đột Ukraine sau bầu cử Mỹ?
- Giá vàng nhẫn tăng vượt 75,5 triệu đồng/lượng
- 58 bị hại nhận được đất đã mua của Nguyễn Thái Luyện
-
Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs Queretaro, 08h05 ngày 24/2: Chủ thắng cả kèo lẫn trận
Linh Lê - 23/02/2025 11:22 Mexico ...[详细]
-
3 lời hứa của ông Trump với Ukraine
3 lời hứa của ông Trump với Ukraine
Thành Đạt
(Dân trí) - Ông Donald Trump đã nhiều lần hứa sẽ giải quyết xung đột Ukraine ngay cả trước khi nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hội đàm với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2019 tại New York (Ảnh: Reuters).
"Đây là một cuộc chiến mà lẽ ra không nên bắt đầu. Số tiền mà chúng ta đang chi cho cuộc chiến này, và chúng ta không nên chi, nó không bao giờ nên xảy ra… Tôi sẽ giải quyết cuộc chiến đó giữa ông Putin và ông Zelensky với tư cách là tổng thống đắc cử trước khi tôi nhậm chức vào ngày 20/1. Tôi sẽ giải quyết cuộc chiến đó", ông Trump đã nói với ông Joe Biden trong cuộc tranh luận giữa hai ứng viên tổng thống vào tháng 6.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng đưa ra nhiều tuyên bố về cuộc xung đột Nga - Ukraine, trong đó có những lời hứa mà ông cam kết sẽ thực hiện khi trở thành chủ nhân Nhà Trắng.
Thỏa thuận hòa bình trong 24 giờ
"Tôi sẽ đàm phán một thỏa thuận hòa bình trong vòng 24 giờ, có thể đạt được thỏa thuận hòa bình cho cả hai bên ngay bây giờ, 24 giờ, thỏa thuận đó đang chờ được thực hiện", ông Trump phát biểu tại một cuộc mít tinh vào tháng 1/2023.
"Trước khi tôi đến Phòng Bầu dục, ngay sau khi tôi giành được chức tổng thống… Tôi sẽ giải quyết cuộc chiến khủng khiếp giữa Nga và Ukraine", ông Trump nói trong một cuộc mít tinh ở Philadelphia vào tháng 6.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh Fox Newsvào đầu tháng 3, ông Trump tuyên bố nếu ông vẫn còn là tổng thống, cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ không leo thang, vì ông "có thể đã đàm phán".
"Trong trường hợp tệ nhất, tôi có thể đạt được một thỏa thuận để giải quyết một vấn đề gì đó, có một số khu vực ở Ukraine là khu vực nói tiếng Nga, nhưng bạn có thể đạt được một thỏa thuận", ông Trump cho biết.
Tại một cuộc mít tinh ở North Carolina vào tháng 9, ông Trump mô tả Ukraine là quốc gia "bị phá hủy" và lập luận rằng "bất kỳ thỏa thuận nào - thỏa thuận tồi tệ nhất - cũng sẽ tốt hơn những gì chúng ta đang thấy bây giờ".
Cuộc gọi đầu tiên tới Tổng thống Putin, Zelensky
"Tôi đã gặp Tổng thống Zelensky và tôi cũng rất hợp với Tổng thống Putin", ông Trump phát biểu tại Milwaukee vào tháng 10. "Tôi nghĩ tôi có thể giải quyết… nếu tôi đắc cử, tôi sẽ giải quyết ngay lập tức. Đó sẽ là 2 cuộc điện đàm đầu tiên của tôi", ông Trump nói.
Ông Trump nói rằng ông sẽ đưa hai nhà lãnh đạo Nga, Ukraine vào một căn phòng và giải quyết mọi việc.
"Điều đó có nghĩa là nói với ông Putin và nói với ông Zelensky những điều mà họ sẽ không muốn nghe, đưa họ vào một căn phòng và hoàn tất mọi việc", ông Trump tiết lộ.
Không đưa quân Mỹ tới Ukraine
Ông Trump đã cam kết sẽ không đưa quân đội Mỹ đến Ukraine nếu ông trở lại Nhà Trắng trong một cuộc phỏng vấn trên podcast vào tháng 6.
"Tôi sẽ đảm bảo điều đó. Tôi sẽ không làm vậy", ông Trump khẳng định.
Cựu tổng thống nói thêm rằng "trong 20 năm, tôi đã nghe nói rằng, nếu Ukraine gia nhập NATO, đó là một vấn đề thực sự đối với Nga. Tôi đã nghe điều đó trong một thời gian dài. Và tôi nghĩ đó thực sự là lý do cuộc chiến này bắt đầu".
"Chúng tôi đang cho đi quá nhiều thiết bị, chúng tôi không có đạn dược cho chính mình ngay bây giờ", ông Trump tuyên bố.
Ông Trump đã chỉ trích viện trợ của Mỹ cho Ukraine tại một cuộc vận động tranh cử ở Detroit hồi tháng 6. Ông nói rằng ông sẽ "giải quyết vấn đề viện trợ của Mỹ cho Ukraine trước khi nhậm chức tổng thống tại Nhà Trắng".
Theo Sputnik" alt="3 lời hứa của ông Trump với Ukraine" /> ...[详细] -
Cán cân quyền lực Trung Đông sau khi chính quyền Assad sụp đổ
Cán cân quyền lực Trung Đông sau khi chính quyền Assad sụp đổ
Minh Phương
(Dân trí) - Chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad sụp đổ đánh dấu chấm hết cho 5 thập niên lãnh đạo của gia tộc này, đồng thời định hình lại cán cân quyền lực trong khu vực.
Tổng thống Syria bị lật đổ Bashar al-Assad gặp Ngoại trưởng Iran ở Damascus hôm 1/12 (Ảnh: Reuters).
Sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad gần như là điều không thể tưởng tượng được, chỉ tới khi lực lượng đối lập bắt đầu chiến dịch tấn công từ thanh trì ở Idlib, phía Tây Bắc đất nước.
Đây là bước ngoặt đối với Syria. Ông Assad lên nắm quyền vào năm 2000 sau khi cha ông là Hafez, người đã lãnh đạo đất nước trong 29 năm, qua đời. Ông Assad kế thừa một cấu trúc chính trị được kiểm soát chặt chẽ, khiến cho phe đối lập gần như không thể trỗi dậy.
Với sự hậu thuẫn của Nga và Iran, ông Assad đã đánh bại lực lượng đối lập và nắm quyền lãnh đạo đất nước. Nga đã sử dụng sức mạnh không quân của mình, còn Iran cử cố vấn quân sự đến Syria, trong khi Hezbollah, lực lượng dân quân ở Li Băng do Iran hậu thuẫn, cũng triển khai các chiến binh được huấn luyện bài bản cho Damascus.
Tuy nhiên, lần này, Syria đã không được hỗ trợ, khiến cho chính quyền của ông Assad buộc phải đầu hàng và Damascus rơi vào sự kiểm soát của nhóm Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS).
Thời kỳ lãnh đạo kéo dài 50 năm của gia tộc ông Assad kết thúc rõ ràng sẽ định hình lại cán cân quyền lực trong khu vực.
Iran
Đầu tiên, Iran sẽ phải chấp nhận tầm ảnh hưởng của mình bị suy giảm. Syria dưới thời ông Assad là "cây cầu" liên hệ giữa Iran và Hezbollah, và là chìa khóa để chuyển giao vũ khí và đạn dược cho nhóm này.
Bản thân Hezbollah đã bị suy yếu nghiêm trọng sau cuộc chiến kéo dài một năm với Israel và tương lai của họ vẫn chưa chắc chắn.
Trong khi đó, tại Syria, Israel liên tục nhắm mục tiêu vào nhân sự Iran và các tuyến đường tiếp tế được sử dụng để chuyển vũ khí cho các lực lượng ủy nhiệm của mình.
Sự sụp đổ của Aleppo và có khả năng là các thành phố khác giáp biên giới với Li Băng có thể làm gián đoạn thêm các tuyến đường đó, khiến Iran rơi vào thế khó.
Theo ông Trita Parsi, phó chủ tịch Quincy Institute, việc mất tầm ảnh hưởng ở Syria sẽ là "một đòn giáng mạnh" đối với Iran.
"Khoản đầu tư mà Iran đã thực hiện ở Syria là rất lớn, bao gồm một cây cầu đất liền quan trọng dẫn đến Li Băng. Chưa kể, liên minh mà Iran thiết lập với chính quyền ông Assad cũng đã tồn tại trong suốt lịch sử của nước này", ông nói.
Houthis ở Yemen, một lực lượng khác được Iran hỗ trợ, cũng nhiều lần bị nhắm mục tiêu trong các cuộc không kích. Tất cả các lực lượng này, cùng với lực lượng dân quân ở Iraq và Hamas ở Gaza, hiện đã bị tổn hại nghiêm trọng.
Ông Parsi cho biết Iran có thể sử dụng các lực lượng ủy nhiệm của mình trong khu vực để làm đòn bẩy trong các cuộc đàm phán tiềm năng với chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
"Nếu Iran mất quá nhiều vị thế của họ trong khu vực, liệu họ có quá yếu thế để đàm phán không? Nhưng nếu họ phản công để cố gắng giữ lại vị thế, liệu họ có khiến cuộc chiến leo thang đến mức không còn khả thi về mặt ngoại giao nữa không? Rõ ràng, họ đang giữ thăng băng trên một sợi dây mong manh".
Israel
Khói bốc lên ở khu vực biên giới giữa Syria và Israel ngày 7/12 (Ảnh: AFP).
Cục diện hiện nay rõ ràng sẽ có lợi cho Israel, nơi Iran bị coi là mối đe dọa hiện hữu. Tuy nhiên, Israel cũng bị kẹt trong một tình thế khó khăn.
Trước đây, ông Assad vốn không gây ra mối đe dọa trực tiếp nào cho đất nước này, cụ thể là ông đã chọn không đáp trả các cuộc không kích thường xuyên của Israel vào Syria trong năm qua. Nhưng hiện tại, HTS lên nắm quyền lại có thủ lĩnh là Abu Muhammad Al Jolani, một cựu chiến binh al-Qaeda có tư tưởng Hồi giáo chống lại Israel.
Avi Melamed, một cựu quan chức tình báo Israel, nhận định: "Israel đang ở giữa Iran, các lực lượng ủy nhiệm của nước này và phiến quân Hồi giáo Syria. Không có lựa chọn nào là tốt đối với Israel, nhưng trước mắt, Iran và các lực lượng ủy nhiệm đang bị suy yếu, đó là tin tốt cho Israel".
Theo ông Melamed, miễn là Israel phải đảm bảo rằng cuộc chiến hiện tại của HTS sẽ không phát triển thành một "thách thức mới" cho nước này.
Các quốc gia Ả Rập
Lãnh đạo các nước Ả Rập Vùng Vịnh họp hội nghị thượng đỉnh Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh hôm 1/12 (ảnh: Anadolu).
Thực tế mới của Syria đã thúc đẩy các quốc gia Ả Rập đưa tay ra giúp đỡ chính quyền ông Assad. Trong vài năm qua, Ả Rập Xê Út và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) dẫn đầu các nỗ lực nhằm phục hồi chế độ này trong khu vực và quốc tế. Năm 2023, Syria được tái gia nhập Liên đoàn Ả Rập.
Sau hơn một thập niên bày tỏ sự ủng hộ đối với phe đối lập Syria, các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh, bao gồm Ả Rập Xê Út và UAE, hiện đứng về phía ông Assad.
Ông Parsi nói: "Vào năm 2011, rất nhiều quốc gia đã nhanh chóng đưa ra quan điểm rằng họ sẽ tốt hơn nếu chính quyền Assad sụp đổ và họ muốn loại bỏ ông ấy. Nhưng, Ả Rập Xê Út, UAE và các quốc gia khác trong khu vực hiện coi đây là một tình huống đầy thách thức và bất ổn đối với họ nếu ông Assad sụp đổ vào thời điểm này".
Theo BBC" alt="Cán cân quyền lực Trung Đông sau khi chính quyền Assad sụp đổ" /> ...[详细] -
Ca tử vong đầu tiên vì Covid-19 ở Lào là người Việt
Đức Hoàng
(Dân trí) - Lào đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì Covid-19 và nạn nhân là một người Việt, truyền thông Lào hôm nay đưa tin.
Một người đàn ông được tiêm vắc xin Covid-19 ở Lào (Ảnh minh họa: Unicef)
TheoLaotian Times,một người Việt đã tử vong vì Covid-19, trở thành ca tử vong đầu tiên ở Lào vì dịch bệnh.
Công dân Việt Nam, 53 tuổi, qua đời hôm nay, 9/5, tại bệnh viện Setthathirath, thủ đô Viêng Chăn. Bà sinh sống tại làng Naxay, huyện Saysettha. Bệnh nhân được cho mắc các bệnh lý nền như tiểu đường và viêm gan B trước khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
Bệnh nhân trên được đưa vào viện hôm 30/4 và là ca bệnh thứ 364 của Lào.
Dịch vụ cứu hộ và cứu nạn Vientiane Rescue 1624 thông báo trên Facebook rằng họ đã đưa thi thể của người phụ nữ đi hỏa táng vào sáng nay.
Lào đang trải qua đợt bùng dịch thứ 2 và giới chức đã tiến hành phong tỏa một số khu vực để ngăn dịch lây lan. Lào cho tới nay ghi nhận 1.233 ca Covid-19.
" alt="Ca tử vong đầu tiên vì Covid" /> ...[详细] -
Soi kèo góc Newcastle vs Nottingham Forest, 21h00 ngày 23/2
Hoàng Ngọc - 23/02/2025 08:19 Kèo phạt góc ...[详细]
-
Uy lực tên lửa ATACMS tầm bắn 300km của Ukraine
Uy lực tên lửa ATACMS tầm bắn 300km của Ukraine
Đức Hoàng
(Dân trí) - Truyền thông Ukraine đăng tải danh sách các căn cứ của Moscow có thể rơi vào tầm ngắm của tên lửa ATACMS sau khi có tin nói rằng Mỹ cho phép Kiev dùng vũ khí này bắn vào lãnh thổ Nga.
Một tên lửa ATACMS rời khỏi bệ phóng (Ảnh minh họa: AFP).
Ngày 17/11, truyền thông Mỹ đưa tin rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden đã cho phép Ukraine dùng tên lửa viện trợ bắn vào sâu lãnh thổ Nga. Nhà Trắng chưa bình luận về thông tin, nhưng một quan chức cấp cao EU đã xác nhận tin tức này.
TheoKyiv Post, việc Mỹ "bật đèn xanh" có thể giúp Ukraine đưa hàng trăm mục tiêu của Nga vào tầm ngắm.
Một phân tích của Viện nghiên cứu chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ nhận định, với tầm bắn 300km, ATACMS có thể tấn công ít nhất 245 mục tiêu quân sự của Nga, bao gồm 15 căn cứ không quân nằm ở các vùng Bryansk, Kaluga, Kursk, Lipetsk, Voronezh, Rostov và Krasnodar.
Bản đồ mô tả những mục tiêu của Nga có thể nằm trong tầm bắn 300km của ATACMS (Ảnh: Kyiv Post).
Trong nhiều tháng qua, Ukraine đã kêu gọi Washington dỡ bỏ lệnh hạn chế tấn công các sân bay của Nga bằng ATACMS, với lý do rằng các sân bay này là nơi Nga đặt các máy bay chiến đấu chuyên dùng để tấn công mục tiêu của phía Kiev.
George Barros, một nhà phân tích của ISW, đã tạo ra một bản đồ phác thảo phạm vi và các mục tiêu tiềm năng ở Nga của ATACMS. Nếu Ukraine chỉ dùng rocket của hệ thống HIMARS với tầm tấn công 77km, họ chỉ có thể tấn công 20 mục tiêu của Nga, tuy nhiên với ATACMS, con số này đã tăng lên hơn 10 lần.
Tuy nhiên, ISW lưu ý rằng bản đồ này không thể liệt kê được hết các mục tiêu của Nga trong phạm vi tấn công 300km.
Một câu hỏi khác được đặt ra là dù Mỹ "bật đèn xanh" cho Ukraine, nhưng Kiev đang có bao nhiêu tên lửa loại này.
Theo Kyiv Post, Ukraine có thể đã nhận được ít hơn 50 tên lửa ATACMS, tuy nhiên không rõ Kiev đã dùng bao nhiêu quả và còn lại bao nhiêu quả.
Mỹ và Ukraine chưa bao giờ xác nhận số lượng tên lửa chính xác được viện trợ. Cho đến nay, chỉ có hai lần Mỹ giao ATACMS được biết đến rộng rãi, với một lần hồi cuối năm 2023 với các phiên bản tầm ngắn hơn (160km) và một lần được giao bí mật vào tháng 3 năm nay với các phiên bản tầm xa (300km).
Vì vậy, theo Kyiv Post,dù Ukraine có thể đưa hàng trăm mục tiêu Nga vào tầm ngắm nhưng nếu không có nguồn cung mới, thì số mục tiêu có thể bị tấn công sẽ rất hạn chế. Ukraine sẽ phải suy xét kỹ để tấn công.
Ngoài ra, Nga cũng sở hữu hệ thống phòng không nhiều lớp và uy lực và cũng từng nhiều lần tuyên bố đánh chặn được ATACMS nên Ukraine có thể sẽ phải cân nhắc các chiến thuật cụ thể để không lãng phí những tên lửa với số lượng có hạn.
Ngoài ra, hồi tháng 8, Nga được cho đã chuyển 90% máy bay quân sự đến các căn cứ nằm ngoài tầm bắn của tên lửa ATACMS.
Mỹ bắt đầu cung cấp tên lửa đạn đạo ATACMS cho Ukraine hồi năm 2023.
Với trọng lượng hơn 1,6 tấn, dài 4m và đường kính 610mm, ATACMS có thể bay ở tốc độ lên tới 1km/s ở trần bay khoảng 50km. Sử dụng thiết bị dẫn đường sử dụng hệ thống định vị vệ tinh GPS, tên lửa này có sai số rất nhỏ dù có thể tấn công mục tiêu ở xa tới 300km.
Theo Kyiv Post" alt="Uy lực tên lửa ATACMS tầm bắn 300km của Ukraine" /> ...[详细] -
NATO họp khẩn về tên lửa mới của Nga, Moscow cảnh báo đáp trả mạnh hơn
NATO họp khẩn về tên lửa mới của Nga, Moscow cảnh báo đáp trả mạnh hơn
Minh Phương
(Dân trí) - NATO và Ukraine sẽ tổ chức các cuộc họp khẩn vào đầu tuần tới sau khi Nga sử dụng tên lửa thế hệ mới, lợi hại hơn trong cuộc xung đột.
Tổng Thư ký NATO Mark Rutte (Ảnh: AFP).
AFPdẫn nguồn thạo tin cho hay, Hội đồng NATO - Ukraine sẽ họp khẩn vào ngày 26/11 để thảo luận về các hậu quả cũng như biện pháp đối phó sau khi Nga sử dụng tên lửa thế hệ mới Oreshnik để tấn công cơ sở quân sự ở Ukraine.
Đại diện NATO lưu ý, cuộc họp sẽ được tổ chức theo hình thức tham vấn kín. Chương trình nghị sự được cho là bao gồm thảo luận khả năng cung cấp thêm các hệ thống phòng không hiện đại giúp Ukraine đối phó với mối đe dọa từ tên lửa siêu vượt âm.
Hơn nữa, có bằng chứng cho thấy NATO muốn bắt đầu bắn hạ tên lửa và máy bay không người lái của Nga trên lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa. Hiện các thành viên NATO vẫn chia rẽ về vấn đề này, song về cơ bản phản đối ý tưởng bắn hạ tên lửa, máy bay không người lái của Nga trong không phận Ukraine do lo ngại leo thang căng thẳng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chỉ thị cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước này tổ chức các cuộc họp với các đồng minh của Ukraine để có được các hệ thống phòng không đối phó với mối đe dọa mới.
Hôm 19/11, Nga đã bắn loạt tên lửa vào thành phố Dnipro của Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin sau đó xác nhận quân đội nước này đã phóng tên lửa siêu vượt âm tầm trung thế hệ mới Oreshnik, phá hủy một cơ sở công nghiệp quân sự lớn của Ukraine tại Dnipro.
Theo lời chủ nhân Điện Kremlin, Oreshnik có tốc độ lên tới 3km/giây, khiến các hệ thống phòng không Ukraine không thể bắn hạ. Ông cho biết thêm, việc sử dụng Oreshnik nhằm đáp trả các vụ tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga gần đây bằng tên lửa do phương Tây viện trợ.
Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin ngày 22/11 cảnh báo trên Telegram rằng, Nga sẽ đáp trả "dữ dội hơn" với các cuộc tấn công nhằm vào lãnh thổ.
"Việc Mỹ và các đồng minh cho phép sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây sản xuất chống lại đất nước chúng tôi một lần nữa khẳng định rằng NATO đang tham gia cuộc chiến chống lại Nga. Nếu không có các chuyên gia quân sự và dữ liệu vệ tinh của họ thì Ukraine không thể nhắm và kích hoạt vũ khí", ông Volodin bình luận.
Chủ tịch Hạ viện Nga nhấn mạnh: "Tên lửa của Mỹ và Anh đã tấn công các cơ sở quân sự ở khu vực Kursk và Bryansk. Nga nhiều lần nhấn mạnh những hành động như vậy sẽ bị đáp trả mạnh hơn. Chính khách phương Tây cần tự hỏi họ đã sẵn sàng cho việc này chưa và họ có nhận thức được hậu quả không".
Trong tuần này, Mỹ và Anh được cho là đã "bật đèn xanh" để Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS và Storm Shadow tấn công mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga bất chấp cảnh báo của Moscow. Đến nay, cả Washington và London đều chưa chính thức xác nhận.
Mặc dù vậy, đáp lại cảnh báo của Nga, Phó Tham mưu trưởng quân đội Anh Rob Magowan tuyên bố: "Nếu quân đội Anh được yêu cầu chiến đấu tối nay, họ sẽ chiến đấu ngay tối nay".
Theo Newsweek" alt="NATO họp khẩn về tên lửa mới của Nga, Moscow cảnh báo đáp trả mạnh hơn" /> ...[详细] -
Ngôi nhà ở Sài Gòn gây ấn tượng với 10 khu vườn lớn, nhỏ
Ngôi nhà ở Sài Gòn gây ấn tượng với 10 khu vườn lớn, nhỏ
(Dân trí) - Với mong muốn tạo cho gia chủ cảm giác gần gũi với thiên nhiên, các kiến trúc sư đã đưa vào Sky House tổng cộng 10 vườn cây lớn, nhỏ.
Sky House là ngôi nhà nằm giữa không gian phố thị sầm uất ở Sài Gòn. Với mong muốn tạo cho gia chủ cảm giác gần gũi với thiên nhiên, các kiến trúc sư đã đưa vào Sky House tổng cộng 10 vườn cây lớn, nhỏ.
Ngôi nhà nhìn từ phía ngoài với 10 vườn cây lớn, nhỏ (Ảnh: Dezeen).
Không gian sống của ngôi nhà ba tầng được "bảo vệ" bởi một sân thượng với vô số các loại cây cối, một giếng trời trung tâm, cung cấp ánh sáng chủ đạo cho không gian bên trong.
Khu vườn lớn nhất ở trên sân thượng (Ảnh: Dezeen).
Nhằm tạo ra sự kết nối tối đa với thiên nhiên, bên trong ngôi nhà được chia làm đôi. Một nửa dành cho nắng, gió, nước, cây xanh và những khoảng trống. Nửa còn lại cho các hoạt động gia đình với các tiện ích tối thiểu.
Tầng trệt thoáng đãng (Ảnh: Dezeen).
Khu vực sinh hoạt chung, bếp và bàn ăn lớn nằm ở trung tâm của không gian tầng trệt, được bao quanh bởi một cái ao và khu vườn nhỏ. Nơi đây được chiếu sáng từ giếng trời trên cao, cắt xuyên qua toàn bộ chiều cao của ngôi nhà.
Giếng trời trên cao, cắt xuyên qua toàn bộ chiều cao của ngôi nhà (Ảnh: Dezeen).
Trong khi các tầng trên sử dụng màu trắng sáng là chủ đạo thì trần nhà tầng trệt được tô điểm thêm bởi những tấm lót bằng gỗ mỏng.
Cha mẹ và con cái còn nhìn thấy nhau ở mọi ngóc ngách, tăng tính kết nối giữa các thành viên (Ảnh: Dezeen).
Các phòng ngủ, phòng sinh hoạt được bố trí dọc theo khoảng trống trung tâm lên trên giếng trời. Thông qua cửa sổ ở các phòng này, cha mẹ và con cái có thể nhìn thấy nhau ở mọi ngóc ngách, tăng tính kết nối giữa các thành viên.
Nhìn từ phía ngoài, ngôi nhà như một vườn cây khổng lồ (Ảnh: Dezeen).
Ngôi nhà nằm giữa không gian phố thị sầm uất ở Sài Gòn (Ảnh: Dezeen).
Ngoài ra, một vườn cây cũng được tạo ra trên mái nhà, cung cấp nơi thư giãn yên tĩnh cho gia chủ.
" alt="Ngôi nhà ở Sài Gòn gây ấn tượng với 10 khu vườn lớn, nhỏ" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs Rakhine United, 16h30 ngày 24/2: Tiếp tục chìm sâu
Hồng Quân - 23/02/2025 16:18 Nhận định bóng đ ...[详细]
-
Tiêu chuẩn nào cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?
Tiêu chuẩn nào cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?
Nguyên Long
(Dân trí) - Việc Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn ông Pete Hegseth, người dẫn chương trình Fox News, vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng đã thực sự gây bất ngờ cho cộng đồng ngoại giao, an ninh và quốc phòng Mỹ.
Vào năm 2017, ông Pete Hegseth từng phỏng vấn Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng (Ảnh: Reuters).
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 12/11 thông báo đề cử ông Pete Hegseth, 44 tuổi, cựu quân nhân Mỹ và hiện là người dẫn chương trình của Fox News, làm Bộ trưởng Quốc phòng - một trong những vị trí quan trọng nhất của chính quyền. Tuy nhiên, quyết định chọn ông Hegset của ông Trump đã khiến chính giới Mỹ thực sự ngỡ ngàng, cùng với đó là lo ngại về việc nội bộ Lầu Năm Góc có thể bị chia rẽ.
Ông Hegseth được giới quốc phòng Mỹ đánh giá là "người tương đối ngoài cuộc", không có kinh nghiệm về Lầu Năm Góc hoặc chính phủ ngoài thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự. Công chúng Mỹ chủ yếu biết đến ông Hegseth với vai trò người dẫn chương trình của Fox News, đồng thời là một người ủng hộ nhiệt thành của ông Trump và thường có các bình luận mạnh mẽ về cải cách quân đội, kêu gọi hạn chế phụ nữ tham gia lực lượng chiến đấu... Các cuốn sách mà Hegseth viết, trong đó có "The War on Warriors" (Cuộc chiến với các chiến binh) nhận được nhiều lời khen từ ông Trump.
Việc lựa chọn ông Hegseth cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ được đánh giá là thực sự khác biệt so với lựa chọn nhân sự trước đó của ông Trump liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia. Cho đến nay, ông Trump đã chọn Hạ nghị sĩ Mike Waltz làm Cố vấn An ninh quốc gia, Thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng và cả hai người này đều có quan điểm truyền thống về sức mạnh, ảnh hưởng ngoại giao, quân sự của Mỹ trên toàn cầu.
Phản ứng của cộng đồng quốc phòng Mỹ
Các quan chức an ninh quốc gia và các nhà phân tích quốc phòng đã chuẩn bị tinh thần cho những bất ngờ từ ông Trump sau 4 năm cầm quyền đầu tiên, nhưng vẫn kỳ vọng ông sẽ lựa chọn một nhà lập pháp dày dạn kinh nghiệm hoặc một nhân vật có kinh nghiệm về chính sách quốc phòng làm người đứng đầu Lầu Năm Góc. Do đó, việc ông Trump quyết định chọn Pete Hegseth - một nhân vật gần như "ngoại đạo" cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - đã thực sự gây bất ngờ.
Tờ Politicodẫn lời một số quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, họ không biết Hegseth là ai cho đến khi ông này được Trump "xướng tên", thậm chí phải ngay lập tức tra Google về nhân vật này. Một số nhà ngoại giao nước ngoài tại Washington còn đặt mua cuốn "The War on Warriors" của Hegseth để tìm hiểu lý do tại sao ông ấy lại được ông Trump chọn.
Một số nghị sĩ Cộng hòa ngỡ ngàng với lựa chọn này của ông Trump. Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lisa Murkowski cảm thấy ngạc nhiên vì ông Hegseth từng không có tên trong danh sách ứng viên tiềm năng cho ghế Bộ trưởng Quốc phòng. Trong khi đó Thượng nghị sĩ Cộng hòa Bill Cassidy khi nghe tin Hegseth được đề cử còn hỏi "Ông ấy là ai vậy?".
Một số nghị sĩ khác cho rằng, ông Hegseth là ứng viên ít đủ điều kiện nhất cho chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng nhất từ trước đến nay. Hơn nữa, ông Hegseth còn đối mặt với cáo buộc "tấn công tình dục" phụ nữ vào năm 2017, điều mà ông bác bỏ và khẳng định là "có sự đồng thuận".
Đa phần các nhà phân tích đều cho rằng, lựa chọn này của ông Trump cho thấy ông rất coi trọng lòng trung thành và Hegseth rõ ràng là một trong những người ủng hộ nhiệt thành của ông. Ông Trump không chỉ đang tìm kiếm một nhà quản lý mà còn tìm kiếm người có tầm nhìn đồng điệu với các mục tiêu chiến lược của mình, nhất là trong bối cảnh Lầu Năm Góc đang cần phải cải tổ để thích ứng một cách linh hoạt với các thay đổi an ninh toàn cầu mới.
Tiêu chuẩn cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng
Ông Hegseth trao đổi với báo chí sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Quốc phòng (Ảnh: Reuters).
Vậy đâu là tiêu chuẩn đối với người đứng đầu một trong những cơ quan lớn nhất, phức tạp nhất và quan trọng nhất trong chính phủ Mỹ?
Theo quy định tại Mục 113, Điều 10, Bộ luật Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng là: (1) người đứng đầu Bộ Quốc phòng, do Tổng thống Mỹ bổ nhiệm từ một người thuộc giới dân sự nhưng phải được Thượng viện Mỹ chấp thuận; (2) một người không được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng trong vòng (a) 7 năm sau khi thôi phục vụ tại ngũ với tư cách là sĩ quan chính quy của lực lượng vũ trang ở cấp độ dưới O - 7 hoặc (b) trong vòng 10 năm sau khi thôi phục vụ tại ngũ với tư cách là sĩ quan chính quy của một bộ phận chính quy của lực lượng vũ trang ở cấp độ O-7 trở lên.
Do đó, vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ luôn luôn là người thuộc giới dân sự chứ không phải một quân nhân Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là người thứ sáu trong thứ tự kế vị chức vụ Tổng thống Mỹ.
Theo luật, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thực hiện quyền lực, chỉ đạo và kiểm soát đối với 3 bộ trưởng quân chủng (Bộ trưởng Lục quân, Bộ trưởng Hải quân và Bộ trưởng Không quân Mỹ), Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, và các thành viên khác trong Bộ Tổng tham mưu Liên quân Mỹ, các tư lệnh tác chiến của các Bộ Tư lệnh Tác chiến Thống nhất, các Giám đốc các cơ quan quân sự (như Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ)... Tất cả những chức vụ cao cấp này đều phải được Thượng viện Mỹ chấp thuận sau khi được Tổng thống Mỹ đề cử.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cùng với Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Tư pháp và Bộ trưởng Tài chính Mỹ được xem là bộ 4 các viên chức nội các quan trọng nhất trong chính quyền Mỹ. Do đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cần phải có nền tảng kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm phong phú để lãnh đạo và duy trì tính liên tục của các chính sách quốc phòng quốc gia cũng như có thể điều hành một cơ quan đặc thù với hàng chục tướng lĩnh "sừng sỏ" có nhiều kinh nghiệm trận mạc.
Tuy nhiên, theo đánh giá của giới quân sự Mỹ và các chuyên gia, kinh nghiệm quản lý của ông Hegseth mới chỉ dừng ở mức chỉ huy một đơn vị nhỏ trong Vệ binh Quốc gia với quân hàm cao nhất là thiếu tá. Ông Hegseth đã có 3 lần làm nhiệm vụ tại nước ngoài bao gồm đến Vịnh Guantanamo vào năm 2004-2005, Iraq vào năm 2005-2006 và Afghanistan vào năm 2011-2012. Trong 10 năm qua, ông Hegseth chỉ hoạt động trong lĩnh vực người dẫn chương trình.
Theo quan điểm của mình, ông Trump tin rằng, thiếu tá dự bị Vệ binh Quốc gia Pete Hegseth sẽ đủ sức giúp "quân đội Mỹ vĩ đại trở lại", điều hành bộ máy quốc phòng khổng lồ với 1,3 triệu quân nhân thường trực, gần 1 triệu nhân viên dân sự, ngân sách hơn 800 tỷ USD, đồng thời xử lý cùng lúc hai cuộc xung đột tại Trung Đông và Ukraine hiện nay.
Trong thời gian tới, Thượng viện Mỹ sẽ xem xét liệu có phê duyệt ông Pete Hegseth đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Quốc phòng như đề cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump hay không.
Thách thức không nhỏ
Nếu được Thượng viện Mỹ thông qua, ông Pete Hegseth sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Nhiệm vụ sắp tới của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ được cho là rất gian nan bởi sẽ phải căng mình để lãnh đạo một cơ quan quốc phòng đang bị quá tải vì hàng loạt thách thức từ các cuộc xung đột hiện nay ở Trung Đông, cuộc chiến Ukraine đến tình hình gia tăng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc…. Trong khi đó, áp lực về việc phải gia tăng hiện diện quân sự lớn hơn ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc cũng không hề nhỏ.
Mặc dù từng phục vụ trong quân đội nhưng ông Hegseth không có nhiều kinh nghiệm ở cấp cao về các vấn đề quân sự và an ninh quốc gia. Nghị sĩ Adam Smith cho rằng tuy kinh nghiệm chiến đấu của ông Hegseth là một điểm cộng nhưng việc điều hành Lầu Năm Góc đòi hỏi nhiều kỹ năng khác. Hơn nữa, nghị sĩ Smith còn lo ngại về việc ông Hegseth không có mối quan hệ rộng rãi với các đồng minh của Mỹ ở châu Á, châu Âu và Trung Đông.
Việc đề cử ông Hegseth - một nhân vật trung thành với ông Trump - sẽ giúp tổng thống dễ dàng trong việc triển khai các chính sách quốc phòng cũng như các cải tổ cần thiết nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây chia rẽ trong chính nội bộ Lầu Năm Góc. Bộ Quốc phòng Mỹ trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump đã trải qua thời kỳ sóng gió. Nhiều người lo ngại, ông Trump có thể sẽ "chính trị hóa" Bộ Quốc phòng Mỹ trong nỗ lực cải tổ để có sự thay đổi cơ bản trong các ưu tiên quân sự của Mỹ vì lo ngại sự tập trung hiện nay của quân đội Mỹ vào sự đa dạng và toàn diện đang làm suy yếu khả năng phòng thủ của Mỹ.
Lập trường của ông Hegseth cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các quyết sách sắp tới của Bộ Quốc phòng Mỹ. Ông Hegseth là người luôn ủng hộ Israel, đồng thời là một tín đồ Cơ đốc theo phái Phúc Âm, ông nhìn nhận cuộc xung đột giữa Israel và Palestine qua lăng kính Kinh thánh. Ông cũng có lập trường cứng rắn với Iran, đã từng gọi Tehran là "chế độ tà ác" hồi năm 2020.
Hơn nữa, ông Hegseth đã từng lên tiếng chỉ trích gay gắt các đồng minh châu Âu của Mỹ, và việc ông được bổ nhiệm có thể làm tăng thêm mối lo ngại của các thành viên NATO. Ông Hegseth cũng có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc và đã từng nói trên podcast và trên truyền hình rằng "Trung Quốc đang xây dựng một quân đội "chuyên tâm dốc sức cho việc đánh bại Mỹ". Đối với cuộc chiến Nga - Ukraine, ông Hegseth quan điểm đây dường như là "cuộc chiến nhảm nhí" của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Để có thể trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Pete Hegseth cần phải được Thượng viện Mỹ phê chuẩn. Mark Cancian, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho rằng việc ông Hegseth thiếu kinh nghiệm cấp cao về an ninh quốc gia sẽ khiến việc Thượng viện phê chuẩn trở lên khó khăn. Tuy nhiên, cũng có nhiều quan chức quốc phòng Mỹ tin rằng ông Hegseth sẽ vượt qua "cửa ải" này.
Mặc dù quyết định chọn Pete Hegseth cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thực sự gây bất ngờ cho chính giới Mỹ và gây ra hoài nghi, nhưng nó đã thể hiện phong cách lãnh đạo mang tính đổi mới của ông Trump nhằm thực hiện một cuộc cải tổ toàn diện mà ông muốn thực hiện tại Lầu Năm Góc.
Ông Trump đã tạo cơ hội cho một người sẵn sàng hành động vì lợi ích quốc gia, không ngại thách thức các nguyên tắc truyền thống, với hy vọng rằng ông Hegseth sẽ đem lại sự thay đổi tích cực và bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ trong bối cảnh quốc tế đầy biến động.
Theo Politico, NPR" alt="Tiêu chuẩn nào cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?" /> ...[详细]
Nhận định, soi kèo Namdhari FC vs Churchill Brothers, 15h30 ngày 24/2: Xát muối nỗi đau
Nga, Mỹ lên tiếng về lệnh thiết quân luật ở Hàn Quốc
Nga, Mỹ lên tiếng về lệnh thiết quân luật ở Hàn Quốc
Thành Đạt
(Dân trí) - Mỹ ủng hộ việc Hàn Quốc dỡ bỏ thiết quân luật trong khi Nga lo ngại khả năng phương Tây sẽ áp lệnh trừng phạt với Seoul.
Người biểu tình đối đầu với cảnh sát bên ngoài tòa nhà quốc hội, sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ban bố thiết quân luật hôm 3/12 (Ảnh: Reuters).
"Chúng tôi nhẹ nhõm khi Tổng thống Yoon đã đảo ngược quyết định về lệnh thiết quân luật đáng lo ngại của mình và tôn trọng cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Hàn Quốc nhằm chấm dứt lệnh thiết quân luật", người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ tuyên bố hôm 3/12.
"Dân chủ là nền tảng của liên minh Mỹ - Hàn Quốc và chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình", quan chức Mỹ cho biết thêm.
Trước khi thiết quân luật được dỡ bỏ, người phát ngôn cho biết Mỹ "rất lo ngại", đồng thời lưu ý rằng Washington không được thông báo trước về tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Tổng thống Yoon Suk-yeol.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nêu khả năng các nước phương Tây có thể sẽ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Hàn Quốc để đáp trả các báo cáo về việc trấn áp các cuộc biểu tình chính trị ở nước này.
Trước đó, vào đêm 3/12, trong bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Hàn quốc Yoon Suk-yeol bất ngờ ban bố tình trạng thiết quân luật. Lý do ông Yoon đưa ra là "để bảo vệ một Hàn Quốc tự do khỏi các mối đe dọa từ lực lượng Triều Tiên và để loại bỏ các thành phần chống nhà nước".
Sắc lệnh thiết quân luật cấm mọi hoạt động chính trị, bao gồm cả các cuộc biểu tình và hoạt động của các đảng phái chính trị. Ngoài ra, sắc lệnh yêu cầu đặt tất cả các phương tiện truyền thông và nhà xuất bản dưới sự kiểm soát của quân đội.
Sắc lệnh yêu cầu các bác sĩ thực tập sinh đình công phải ngay lập tức quay lại làm việc trong vòng 48 giờ. Theo sắc lệnh, người vi phạm thiết quân luật có thể bị bắt hoặc bị khám xét.
Quốc hội Hàn Quốc đã triệu tập khẩn cấp ngay trong đêm để bỏ phiếu chặn lệnh thiết quân luật của tổng thống. Nội các Hàn Quốc sau đó đã bỏ phiếu dỡ bỏ lệnh thiết quân luật gây tranh cãi kéo dài khoảng 6 giờ đồng hồ.
Chủ tịch quốc hội Hàn Quốc Woo Won-sik tuyên bố lệnh thiết quân luật là "vô hiệu" sau khi các nhà lập pháp bỏ phiếu bãi bỏ sắc lệnh. Vào sáng 4/12, Tổng thống Yoon thông báo sẽ dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật.
Đây là lần đầu tiên một tổng thống Hàn Quốc ban bố lệnh thiết quân luật trong vòng 44 năm qua. Sắc lệnh khiến đồng won mất giá mạnh. Ở thủ đô Seoul, nhiều người dân đã biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội để phản đối thiết quân luật.
Động thái của Tổng thống Yoon cũng vấp phải sự chỉ trích gay gắt của các đảng đối lập. Lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập Lee Jae-myung gọi quyết định của Tổng thống là "vi hiến" và kêu gọi điều tra người đứng đầu chính phủ.
Theo RT, Yonhap" alt="Nga, Mỹ lên tiếng về lệnh thiết quân luật ở Hàn Quốc" />
- Nhận định, soi kèo Beroe vs Hebar, 20h15 ngày 21/2: Cửa trên đáng tin
- Máy bay chở 125 khách Hàn Quốc quay đầu vì rơi 8.000m trong 15 phút
- Chủ tịch Quốc hội nêu 5 nhiệm vụ trọng tâm của Kiểm toán Nhà nước
- Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Nhận định, soi kèo ENPPI vs Smouha, 21h00 ngày 21/2: Chia điểm?
- Bang Georgia bỏ phiếu sớm bầu tổng thống Mỹ
- Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa đi vay 190 tỷ đồng